Cây cỏ mực hay còn gọi là cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo, kim lăng thảo, mọc dại ở rất nhiều nơi trên đất nước ta. Đây là một thảo dược không những đem lại nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho cơ thể mà còn được ứng dụng rất nhiều trong chăn nuôi cũng như thủy sản. Vậy, cỏ mực có tác dụng gì?
1. Cao cỏ mực | nhọ nồi (Eclipta alba Hassk extract) là gì ?
Cây cỏ mực hay còn có tên là hàn liên thảo, kim lăng thảo, cây nhọ nồi; tên tiếng anh là Eclipta alba Hassk, tên khoa học Eclipta prostrata. Đây là một loại cỏ dại, thuộc họ cúc (Asteraceae) chi aster. Cây mọc hoang khắp nơi, nhiều nhất ở vùng Nam Á như Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc. Cây vô cùng quen thuộc với người dân nước ta với tên gọi cây nhọ nồi.
Đặc điểm của cây khi vò nát sẽ ra nước màu đen nên mới có tên gọi “cỏ mực”. Tại Việt Nam cây được sử dụng làm thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa, bàng quan, thận,…, còn ở các nước trên thế giới khai thác công dụng cây cỏ mực theo cách khác. Cụ thể:
- Ở Ấn Độ: dùng để trị chứng khó tiêu và bệnh lý về gan; chữa một số loại độc tố tự nhiên như vết cắn của bọ cạp; chế tạo thuốc nhuộm tóc, thuốc bổ…
- Trung Quốc: làm thuốc kích thích tóc mọc, trị các chứng bệnh về gan, đường máu, giảm sưng đau và phòng tránh một số loại độc tố xâm nhập vào cơ thể.
- Ở Pakistan: giúp chữa trị các chứng bệnh về da, nhức đầu kinh niên và bệnh lý về phổi.
Lưu ý: Cây cỏ mực khác cây mực (cây phèn đen), nhiều người rất hay nhầm lẫn giữa hai vị thuốc này.
Cao cỏ mực | nhọ nồi (Eclipta alba Hassk extract) là dòng nguyên liệu được sản xuất từ cây cỏ mực (cây nhọ nồi), được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất thực phẩm chức năng, nguyên liệu cho thực phẩm bổ sung, nguyên liệu làm mỹ phẩm, đồ uống và ứng dụng rất nhiều trong nuôi trồng thủy sản (làm thức ăn thủy sản, thuốc thủy sản).
Đặc biệt hơn, cao cỏ mực còn được ứng dụng trong việc làm các nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thủy sản và mang lại năng suất chăn nuôi thủy sản rất cao.
Cao cỏ mực chứa tinh dầu, tanin, chất đắng, alcaloid, các dẫn chất thiophen, như dithienyl acetylen ester, alpha-terthienyl, terthienyl aldehyd ecliptal, các chất wedelolacton, stigmasterol, sitosterol, daucosterol, saponin, ecliptasaponin A, B, C.
2. Tác dụng dược lý của cao cỏ mực
Theo Y học cổ truyền, cao cỏ mực có tác dụng lương huyết chỉ huyết, tư âm bổ thận. Dùng trị các chứng xuất huyết, thổ huyết, khái huyết, chảy máu cam, dâị tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu, băng huyết. Ngoài ra cây nhọ nồi chữa đau dạ dày, lá nhọ nồi hạ sốt, …
Theo tài liệu tại Ấn Độ, cao cỏ mực được dùng trị bệnh gan, vàng da và làm thuốc bổ tổng quát, ăn khó tiêu, choáng váng, chữa đau răng, giúp lành vết thương. Còn theo tài liệu Trung Quốc, cao cỏ mực thường được sử dụng làm chất cầm máu, trị đau mắt, ho ra máu, tiểu ra máu, đau lưng, sưng gan, vàng da.
Tại Việt Nam, Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ nhọ nồi, cho thấy cây có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung.
Bên cạnh đó, cao cỏ mực còn được dùng trong điều trị sốt xuất huyết, bệnh nha chu, trị sưng gan, sưng bàng quang, sưng đường tiểu, trị mụn nhọt, đầu đinh, bó ngoài giúp liền xương, hỗ trợ điều trị ung thư và nhiều bệnh khác.
3. Công dụng của cao cỏ mực đối với sức khỏe con người
3.1. Cây cỏ mực tốt cho gan
Cao cỏ mực là một phương thuốc chữa bệnh gan hiệu quả như vàng da, viêm gan,… Trong lĩnh vực y học cổ truyền tại Ấn Độ, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy Cao cỏ mực còn có ích trong việc cải thiện chức năng gan, đồng thời là một phương thuốc bồi bổ cho gan cực kì hiệu quả.
3.2. Chữa bệnh suy thận
Theo y học cổ truyền, cao cỏ mực có vị chua, tính hàn giúp thanh nhiệt, bồi thận âm và ổn định chức năng của thận. Do đó, nó được sử dụng như một phương thuốc dân gian dùng để chữa chứng suy thận hiệu quả.
Với những người bị suy giảm chức năng thận, việc uống nước đậu đen kết hợp với Cao cỏ mực sẽ giúp cải thiện chức năng thận hiệu quả. Ở người sỏi thận, sỏi mật có thể kết hợp Cao cỏ mực với kim tiền thảo cũng giúp tan sỏi, và phục hồi chức năng thận, mật.
3.3. Kháng khuẩn
Chống nhiễm trùng, giúp kháng khuẩn là những công dụng phổ biến tiếp theo của Cao cỏ mực. Cụ thể, cây có khả năng chống lại tới 9 loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm khuẩn E.coli, tụ cầu khuẩn vàng. Chính vì thế, cỏ mực là cái tên không thể thiếu trong danh sách các loài thực vật giúp chống nhiễm trùng.
3.4. Giảm đau
Do có phần hóa học có chứa tinh chất ethanol và ancaloit – chất giảm cơn đau đột ngột, nên Cao cỏ mực thường được dân gian sử dụng để giúp giảm các cơn đau nhanh chóng và nhức răng.
Nhiều thí nghiệm còn cho thấy tác dụng giảm đau của loại cây này tương tự như các loại thuốc codein và aspirin, giúp giảm đau hiệu quả. Do đó, với những trường hợp bệnh nhân không thể dùng thuốc vì lý do nào đó, thì đây được xem là một giải pháp khác thay thế an toàn.
3.5. Chữa bệnh trĩ
Cao cỏ mực được xem là phương thuốc dân gian giúp điều trị bệnh trĩ rất hiệu nghiệm. Nó làm giảm sưng, tiêu viêm, diệt vi khuẩn ở hậu môn trực tràng; giảm tình trạng xuất huyết ở búi trĩ. Ngoài ra, giúp cải thiện phần hậu môn – trực tràng và giảm bớt các tổn thương gây nên từ căn bệnh trĩ.
3.6. Chữa đau dạ dày
Loại thảo dược này còn có công dụng hiệu nghiệm trong việc điều trị các bệnh về dạ dày, viêm loét dạ dày, giúp hạn chế được tình trạng ợ chua, ợ hơi, buồn nôn và ngăn chảy máu dạ dày. Do chứa nhiều chất có vai trò quan trọng trong việc chữa trị các bệnh về dạ dày như tanin, flavonozit, carotene,…
3.7. Chữa các bệnh về đường hô hấp
Trong thân và lá cây cỏ mực có chứa chất làm tan đờm, vì vậy nó được sử dụng để hỗ trợ điều trị các cơ ho dai dẳng do cảm lạnh, cúm bệnh hoặc ho xung huyết, nhiễm trùng ngực.
3.8. Phòng ngừa ung thư
Các nhà thực vật học đã nghiên cứu ra rằng, chiết xuất cồn trong thành phần từ lá cây cỏ mực có thể giúp ngăn ngừa hiệu quả các căn bệnh ung thư, bằng cách tác động làm vỡ các phân tử ADN để kiềm hãm sự tăng trưởng tế bào ung thư và loại bỏ các tác động của chúng trên cơ thể.
3.9. Giảm nhiễm trùng bàng quang
Với số lượng chất chống vi khuẩn lớn có trong thành phần cây cỏ mực, nên nó được xem là một phương thuốc thần kỳ đối với người bị nhiễm trùng bàng quang. Tại Ấn độ, đây là bài thuốc cổ truyền sử dụng từ lâu trong việc cải thiện chức năng của bàng quang.
3.10. Tốt cho mắt
Cỏ mực là loại thực vật giàu carotene – chất cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe đôi mắt, nâng cao thị lực. Ngoài ra, nó còn giúp phòng chống các bệnh lý về mắt, như bệnh thoái hóa mắt và bệnh đục thủy tinh thể.
3.11. Tốt cho tim mạch
Cao cỏ mực thường được bệnh nhân tim mạch sử dụng để pha nước uống, do nó có tác dụng giúp giảm huyết áp và chỉ số cholesterol của cơ thể, tốt cho người đang mắc bệnh tim mạch. Với những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý tim mạch, cũng có thể sử dụng để phòng ngừa an toàn.
3.12. Làm đen tóc
Ngoài công dụng chữa bệnh, thì Cao cỏ mực còn có khả năng thúc đẩy tóc mọc nhanh, làm đen tóc và giữ cho tóc luôn chắc khỏe một cách tự nhiên và an toàn. Do có chứa chất methanol – đây là một chất quan trọng giúp tóc phát triển tốt.
4. Ứng dụng cao cỏ mực trong thủy sản (cao cỏ mực nuôi tôm)
Cao cỏ mực cũng được thử nghiệm khảo sát hoạt tính kháng khuẩn với 12 chủng vi khuẩn Vibrio spp. được phân lập từ 30 mẫu ruột tôm sú, thu từ sáu ao nuôi khác nhau. Thí nghiệm khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết cỏ mực được thực hiện ở các nồng độ 8, 16, 32, 64 và 128 μg/ml.
Hiệu quả kháng khuẩn ghi nhận ở 10/12 chủng vi khuẩn phân lập, trong đó nồng độ 8 μg/ml cho đường kính vòng kháng khuẩn đạt 30,3mm đối với chủng G5, chủng được xác định có tỉ lệ tương đồng 99% với V. parahaemolyticus (Đái Thị Xuân Trang & cs., 2015).
Cây cỏ mực có thành phần là kháng sinh tự nhiên, tuy nhiên để nguyên cây hoặc nếu có nghiền nhỏ ra thì tôm cũng không thể ăn được, cần phải sử dụng dạng chiết xuất thì tôm mới có thể dùng được. Cách dùng chiết xuất cỏ mực thì có nhiều cách, cụ thể:
- Ninh nhừ hoặc nấu chín cây cỏ mực, sau đó chắt lấy nước và trộn với thức ăn cho tôm ăn hoặc đem tạt xuống ao.
- Sử dụng Cao khô cỏ mực, pha với nước ấm, khuấy đều cho tan rồi trộn với thức ăn cho tôm ăn hoặc đem tạt xuống ao.
- Sử dụng Cao lỏng cỏ mực, trộn trực tiếp với thức ăn cho tôm ăn hoặc đem tạt xuống ao.
Liều dùng tham khảo:
- Trộn cho ăn: 10g cao cỏ mực cho 1 kg thức ăn.
- Tạt trực tiếp: 5 lít dịch lỏng cao cỏ mực cho 1000 m3 nước.