L-Arginine

Mô tả: dạng bột màu trắng, có mùi đặc trưng
Quy cách: thùng 25kg
Xuất sứ: Châu Âu, Trung Quốc
Bảo quản: nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp
Hạn sử dụng: 2 năm

TPCN - Cung cấp nguyên liệu sản xuất dược và thực phẩm chức năng, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trên toàn quốc. Nhập khẩu nguyên liệu theo yêu cầu của khách hàng.

liên hệ zalo Liên hệ đặt hàng

Hoặc gọi 0962 613 788
để mua hàng nhanh nhất

L-arginine nguyên liệu là một amino acid giúp cơ thể tổng hợp protein và được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm giàu protein như cá, thịt đỏ, thịt gia cầm, đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa.
Do L-arginine có tác dụng giãn mạch nên được sử dụng phổ biến để phục hồi sau phẫu thuật, biến chứng thai kỳ như huyết áp cao và protein trong nước tiểu (tiền sản giật) và các bệnh về tim và mạch máu, như đau thắt ngực và huyết áp cao.

1. L-Arginine là gì?

L-arginine là một axit amin thiết yếu với cơ thể, được tìm thấy trong thực phẩm giàu protein (chất đạm) như thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thịt cá, trứng, sữa, các loại đậu, hạt bí ngô,… hoặc cũng có thể được tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Cơ thể có thể tự sản xuất L-arginine nhưng vẫn cần được bổ sung thông qua chế độ ăn hàng ngày.

L-arginine nguyên liệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp protein, đồng thời có khả năng kích thích giải phóng insulin kiểm soát đường huyết. Hơn nữa, L-arginine còn tham gia chuyển hóa và sinh tổng hợp nitric oxit (NO). Nitric oxit có tác dụng làm giãn nở mạch máu để cải thiện lưu lượng tuần hoàn và điều hòa huyết áp.

2. Tác dụng của L-arginine đối với sức khỏe

Cải thiện hiệu suất tập thể dục, thể thao:
Một nghiên cứu công bố vào năm 2010 cho biết, L-arginine tham gia tổng hợp nitric oxit (NO) trong cơ thể, giúp cải thiện lưu lượng máu và oxy đến cơ bắp. Như vậy, việc bổ sung L-arginine góp phần duy trì ổn định lượng oxy tiêu thụ trong quá trình tập luyện. Từ đó nâng cao sức chịu đựng và hiệu suất tập luyện, kéo dài thời gian tập thể dục.
Ngăn ngừa bệnh tim mạch:
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng L-arginine nguyên liệu tổng hợp thành nitric oxit có thể làm giãn mạch, cải thiện lưu lượng tuần hoàn máu đến tim, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như bệnh xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,… Đối với các nhà khoa học, L-arginine được coi là một liệu pháp tiềm năng để điều trị các bệnh tim mạch.
Cải thiện tình trạng huyết áp cao:
L-arginine là một axit amin cần thiết cho việc sản xuất nitric oxit – chất hóa học có tác dụng làm giãn thành mạch máu và giúp hạ huyết áp.
Một báo cáo phân tích tổng hợp cho biết, L-arginine giúp giảm 2,2 – 5,4 mmHg huyết áp tâm thu và giảm 2,7 – 3,1 mmHg huyết áp tâm trương ở người trưởng thành bị cao huyết áp. Ngoài ra, L-arginine còn giúp làm giảm 4,9 mmHg huyết áp tâm trương ở phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp.
Điều chỉnh lượng đường trong máu:
Nghiên cứu cho thấy L-arginine nguyên liệu có thể có lợi cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường bằng cách cải thiện sự chuyển hoá glucose và tăng độ nhạy của insulin.
Nitric oxide được sản xuất liên tục trong cơ thể bởi L-arginine. NO đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa chức năng tế bào và tăng tiết insulin (một loại hormone đưa đường huyết từ máu vào tế bào và được sử dụng làm năng lượng). Do đó, bổ sung L-arginine có thể giúp tăng cường chức năng của tế bào tiết insulin và giúp duy trì ổn định lượng đường trong máu.
Hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương:
L-arginine tổng hợp nitric oxit (NO) – tăng cường khả năng kích thích sản xuất Guanosine monophosphate vòng cGMP, giúp duy trì sự cương cứng của dương vật.
Ngoài ra, L-arginine có vai trò như một chất ức chế phosphodiesterase (phosphodiesterase gây rối loạn cương dương vì chúng là nhóm enzyme phân hủy các phân tử cGMP). Một báo cáo phân tích tổng hợp năm 2019 với 10 thử nghiệm ngẫu nhiên cho thấy rằng bổ sung L-arginine với liều 1,5 – 5g mỗi ngày giúp cải thiện đáng kể chứng rối loạn cương dương.
Ngăn ngừa tiền sản giật thai kỳ:
Một nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bổ sung L-arginine trong thời kỳ mang thai có thể giúp ngăn ngừa và điều trị chứng tiền sản giật (một tình trạng nguy hiểm đặc trưng bởi chỉ số huyết áp cao và có xuất hiện protein trong nước tiểu).
L-arginine tham gia vào quá trình tổng hợp nitric oxit. Nitric oxit có tác dụng giãn mạch máu, từ đó làm giảm nguy cơ tăng huyết áp và hạn chế các tổn thương nội mạc mạch máu.
Hỗ trợ làm giảm huyết áp cao khi mang thai:
Các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng việc bổ sung L-arginine nguyên liệu qua đường tĩnh mạch có thể giúp giảm huyết áp cao ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về tác dụng của việc sử dụng L-arginine qua đường uống, mặc dù nó có thể giúp giảm nhu cầu sử dụng thuốc hạ huyết áp.
Giảm viêm đường tiêu hóa ở trẻ sinh non (do viêm ruột hoại tử hoặc NEC):
Giảm nồng độ nitric oxit đã được chứng minh là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm ruột hoại tử hay NEC ở trẻ sinh non. Theo các nghiên cứu y khoa, L-arginine là tiền chất để sản xuất nitric oxit (NO) và việc bổ sung arginine có thể giúp ngăn ngừa NEC. Thêm L-arginine vào sữa công thức dường như có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh này ở trẻ sinh non.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2:
L-arginine có khả năng nâng cao chức năng của tế bào tiết insulin và tăng cường độ nhạy của insulin. Insulin giúp điều hòa và kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Ở một nghiên cứu khác trên 144 người bị suy giảm chức năng điều hòa đường huyết sử dụng 6,4g L-arginine mỗi ngày trong 18 tháng đã giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường trong vòng 7,5 năm so với nhóm dùng giả dược. Điều này cho thấy việc bổ sung L-arginine có thể làm giảm nguy cơ hoặc trì hoãn sự khởi phát của bệnh tiểu đường loại 2.
Hỗ trợ điều trị bệnh động mạch ngoại biên:
Tình trạng lòng mạch máu bị thu hẹp khiến lưu lượng máu đến các chi kém (gây ra bệnh động mạch ngoại biên). Người bệnh đã có những tiến triển tích cực sau khi bổ sung L-arginine nguyên liệu bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
Thực chất, L-arginine có vai trò quan trọng trong việc tạo ra nitric oxide (NO). Nitric oxide giúp giãn các mạch máu và tăng cường lưu thông máu đến các vùng bị hạn chế. Điều này làm giảm các triệu chứng như đau và mệt mỏi khi vận động, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh động mạch ngoại biên.
Hỗ trợ điều trị về rối loạn di truyền:
L-arginine là một amino acid cần thiết để tăng cường quá trình tổng hợp enzyme hoặc protein vận chuyển. Chúng có thể hỗ trợ điều trị một số rối loạn di truyền liên quan đến tổng hợp ure bằng cách tác động lên chu trình ure (enzyme hoặc protein vận chuyển thúc đẩy quá trình chuyển hóa amoniac độc hại thành ure, tránh tình trạng tăng amoniac máu cấp tính hoặc mãn tính). Từ đó hạn chế những ảnh hưởng đến rối loạn chức năng gan và hệ thần kinh trung ương.

3. Hướng dẫn cách sử dụng L-arginine đúng cách an toàn, hiệu quả

Liều L-arginine có thể thay đổi tùy thuộc vào mục đích điều trị và tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia y tế để sử dụng L-arginine đúng liều, an toàn và hiệu quả.
Liều khuyến cáo đối với người lớn là 1,5 – 24g L-arginine một ngày qua đường uống. Ngoài ra, L-arginine nguyên liệu còn được sản xuất và sử dụng dưới dạng tiêm, gel hoặc kem bôi da.

4. Ai không nên dùng L-arginine?

Bệnh thận mãn tính hoặc CKD:
Theo các báo cáo y khoa, khi sử dụng L-arginine nguyên liệu qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, chức năng thận của những người bị suy thận mãn tính hoặc CKD thường không được cải thiện (không có ý nghĩa cho việc điều trị). Do đó, người bệnh thận mãn tính hoặc CKD không nên dùng L-arginine, tốt nhất nên tìm lời khuyên từ bác sĩ.
Có nồng độ cholesterol trong máu cao:
Uống L-arginine qua đường uống không có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Do đó, nếu bạn có chỉ số cholesterol máu cao, L-arginine không phải là phương pháp điều trị hiệu quả cho tình trạng này.
Đau tim:
Uống L-arginine không có khả năng ngăn ngừa hoặc điều trị cơn đau tim. Thực tế, L-arginine có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở những người vừa trải qua cơn đau tim. Do đó, những người bị đau tim không nên sử dụng L-arginine mà cần tham khảo ý kiến ​​của các bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh lao:
Dùng L-arginine qua đường uống không có tác dụng cải thiện các triệu chứng hay loại bỏ ổ nhiễm trùng do lao. L-arginine không phải là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho người mắc bệnh lao.
Khả năng chữa lành vết thương:
Uống L-arginine không có tác dụng nâng cao khả năng chữa lành vết thương. Trên thực tế có những phương pháp và hoạt chất khác hữu ích hơn cho việc thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương.

5. Tác dụng phụ của L-arginine

Khi sử dụng L-arginine nguyên liệu bằng đường uống, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như:

  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Đầy hơi
  • Đau bụng
  • Đau dạ dày
  • Huyết áp thấp
  • Đau đầu
  • Phản ứng dị ứng
  • Viêm đường hô hấp hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen phế quản
  • Rối loạn tiêu hóa là tác dụng phụ thường gặp khi uống L-arginine

6. Thực phẩm chứa nhiều L-arginine

Protein từ động vật có thể nói là nguồn cung cấp L-arginine chính cho cơ thể, bao gồm: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thịt cá, trứng và sữa. Ngoài ra, L-arginine cũng được tìm thấy trong protein thực vật, nhất là các loại đậu như đậu xanh, đậu phộng, đậu nành, đậu lăng và hạt bí ngô.
l-arginine-nguyen-lieu
Bên cạnh đó, L-arginine nguyên liệu có thể được tổng hợp trong phòng thí nghiệm và bổ sung vào các thực phẩm chức năng dưới dạng viên uống, viên nén, kem bôi da,…

7. Lưu ý khi sử dụng L-arginine

Khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào, bạn cũng nên cẩn thận để tránh xảy ra các tác dụng không mong muốn. Sau đây là những cảnh báo đặc biệt khi dùng L-arginine nguyên liệu:

  • Sử dụng L-arginine qua đường uống có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy và hạ huyết áp.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên sử dụng L-arginine trong thời gian dài.
  • L-arginine nguyên liệu có thể làm tăng nguy cơ tử vong sau cơn đau tim, đặc biệt ở người lớn tuổi.
  • L-arginine làm tăng nồng độ kali đối với người mắc bệnh thận, dẫn đến rối loạn nhịp tim và gây nguy hiểm.
  • L-arginine có thể cản trở việc kiểm soát huyết áp trong và sau phẫu thuật (ngưng dùng L-arginine ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật).
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng L-arginine nguyên liệu cùng với các loại thuốc khác.