Top 3 loại cao dược liệu được sử dụng nhiều nhất trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng ở Việt Nam, đóng góp đáng kể vào GDP và đời sống người dân. Tuy nhiên, ngành này cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề dịch bệnh và sử dụng hóa chất.

Cao dược liệu nổi lên như một giải pháp tiềm năng cho những thách thức này. Cao dược liệu là sản phẩm được chiết xuất từ các loại thảo dược có tính kháng khuẩn, chống nấm, và tăng cường hệ miễn dịch cho tôm.

1. Lợi ích của việc sử dụng cao dược liệu trong nuôi tôm

Một số lợi ích của việc sử dụng cao dược liệu trong nuôi tôm:

  • An toàn cho môi trường và con người: Cao dược liệu được chiết xuất từ thiên nhiên nên an toàn cho môi trường và con người.
  • Hiệu quả trong phòng và trị bệnh: Cao dược liệu có khả năng phòng ngừa và điều trị một số bệnh phổ biến ở tôm như bệnh gan tụy, bệnh đốm trắng, và bệnh phân trắng.
  • Tăng cường sức đề kháng cho tôm: Cao dược liệu giúp tăng cường hệ miễn dịch cho tôm, giúp tôm chống chịu tốt hơn với các yếu tố bất lợi từ môi trường.
  • Giảm chi phí sản xuất: Sử dụng cao dược liệu giúp giảm chi phí sử dụng hóa chất và thuốc kháng sinh trong nuôi tôm.

2. Top 3 loại cao dược liệu được sử dụng nhiều nhất trong nuôi tôm

2.1. Cao mộc hoa trắng

Cao mộc hoa trắng chiết xuất từ cây mộc hoa trắng, là cây thuốc dùng để điều trị lỵ amip hiệu quả đã được dùng từ rất lâu. Ngoài công dụng đó, chúng còn được dùng để điều trị bệnh tiểu đường, diệt giun.

Cao Mộc Hoa Trắng (Holarrhena Antidysenterica Wall extract) được chiết xuất từ cây mộc hoa trắng, có tên khoa học là Holarrhena antidysenterica.

Không chỉ dành riêng cho người, Mộc hoa trắng còn được các chủ hộ chăn nuôi sử dụng để chữa và phòng tránh về các bệnh về đường tiêu hóa cho vật nuôi.

Mộc hoa trắng đem lại các dược lý tuyệt vời như: Thành phần chính có trong cây hoa Mộc hoa trắng chính là các alkaloid, trong đó có chứa những hoạt chất chính là conessin, 1 loại hoạt chất tác dụng mạnh với các loại khuẩn gây bệnh ở đường ruột.

So với 1 số mẫu thuốc thông thường hiện nay, thì Mộc hoa trắng có điểm cộng là có thể diệt tận gốc các amip và vi khuẩn độc hại trong đường ruột ở cả 2 thể, thể hoạt động và thể kén. Vì vậy, Mộc hoa trắng có thể ngăn chặn bệnh lây lan và tái phát trong thời gian ngắn.

Cao Mộc hoa trắng thường được sử dụng phối chung với thức ăn của vật nuôi gúp giảm tỉ lệ mắc bệnh và hỗ trợ chữa các bệnh về viêm đường tiêu hóa cực kỳ hiệu quả, Đó là lí do cao Mộc hoa trắng phổ biến và được nhiều hộ chăn nuôi biết tới hiện nay.

Riêng đối với thủy sản, đặc biệt là tôm, liều dùng cao mộc hoa trắng cho thủy sản như sau:

Phòng bệnh phân trắng:

  • Trộn cho ăn: 20ml cao lỏng Mộc hoa trắng hoặc 20g cao khô mộc hoa trắng cho 1kg thức ăn, cho ăn xuyên suốt vụ nuôi.
  • Tạt xuống ao: 1 lít cao lỏng Mộc hoa trắng cho 1000m3 nước.

Trị bệnh phân trắng:

  • Trộn cho ăn: 20ml cao lỏng Mộc hoa trắng hoặc 20g cao khô mộc hoa trắng cho 1kg thức ăn, ăn liên tục từ 5 đến 7 ngày (giảm 50% lượng thức ăn trong quá trình điều trị).
  • Tạt xuống ao: 2 lít cao lỏng Mộc hoa trắng cho 1000m3 nước.

2.2. Cao diệp hạ châu

Cao Diệp Hạ Châu | Chiết xuất cây Chó Đẻ Răng Cưa (Phyllanthus Niruri extract) từ rất lâu đã được dân gian ca tụng là thần dược dành cho gan. Ngoài các lợi ích dành cho gan, loài thảo dược đặc biệt này còn có rất nhiều lợi ích khác cho sức khỏe của người và vật nuôi.

Ứng dụng cao diệp hạ châu trong nuôi trồng thủy sản và phối trộn thức ăn chăn nuôi và thủy sản:

  • Dùng để ức chế và tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây nên các bệnh hoại tử gan- tụy cấp tính (AHPND) trên tôm.
  • Dùng tăng cường hệ miễn dịch trên cá tra.
  • Ngoài ra cây chó đẻ thân xanh (diệp hạ châu răng cưa thân xanh) còn có tác dụng kháng khuẩn.
  • Phòng bệnh đốm trắng do virus WSSV gây ra trên tôm.

2.3. Cao xuyên tâm liên

Cao xuyên tâm liên theo Đông y có vị đắng tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trị cúm,… Xuyên tâm liên thuốc được dùng trong các bài thuốc trị bệnh về đường hô hấp như trị cảm cúm, viêm họng,…

Một trong những công dụng mạnh nhất của xuyên tâm liên trong nuôi tôm là khả năng kháng khuẩn. Cụ thể:

  • Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh phân trắng trên tôm.
  • Cải thiện chức năng trao đổi chất.
  • Ổn định đường ruột, thúc đẩy khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của tôm.
  • Cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho tôm.

3. Một số loại thảo dược khác

Ngoài các loại cao dược liệu kể trên được dùng nhiều trong nuôi tôm, người nuôi còn ứng dụng một số loại dược liệu thân thiện và dễ tìm như:

  • Tỏi: Có khả năng kháng khuẩn, chống nấm, và tăng cường hệ miễn dịch cho tôm. Có thể sử dụng tỏi tươi, tỏi xay nhuyễn hoặc cao tỏi để trộn vào thức ăn hoặc tạt trực tiếp xuống ao nuôi.
  • Nghệ: Có khả năng chống viêm, giảm stress, và hỗ trợ tiêu hóa cho tôm. Có thể sử dụng củ nghệ tươi, bột nghệ hoặc cao nghệ để trộn vào thức ăn hoặc tạt trực tiếp xuống ao nuôi.
  • Kim ngân hoa: Có khả năng kháng khuẩn, chống virus, và giải độc cho tôm. Có thể sử dụng kim ngân hoa tươi hoặc cao kim ngân hoa để trộn vào thức ăn hoặc tạt trực tiếp xuống ao nuôi.
  • Cây sả: Có khả năng khử mùi, diệt khuẩn, và xua đuổi côn trùng. Có thể sử dụng cây sả tươi để thả trực tiếp xuống ao nuôi.

4. Cách sử dụng cao dược liệu trong nuôi tôm nói chung

Có 2 cách sử dụng chính như sau:

  • Trộn vào thức ăn: Cần nghiền nhỏ hoặc xay nhuyễn thảo dược trước khi trộn vào thức ăn. Có thể sử dụng cao khô dược liệu hoặc cao lỏng dược liệu để trộn cho tôm ăn.
  • Tạt trực tiếp xuống ao nuôi: Cần pha loãng thảo dược với nước trước khi tạt xuống ao nuôi. Có thể sử dụng cao đặc dược liệu để pha loãng, giúp tiết kiệm chi phí.

5. Lưu ý khi sử dụng cao dược liệu trong nuôi tôm

Một số lưu ý khi sử dụng cao dược liệu trong nuôi tôm:

  • Cần lựa chọn thảo dược có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng.
  • Không nên sử dụng quá nhiều thảo dược vì có thể gây hại cho tôm.
  • Nên kết hợp sử dụng thảo dược với các biện pháp quản lý ao nuôi hợp lý để đạt hiệu quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *